Bệnh Về Gan - Viêm Gan B

Sunday, November 3, 2013

Hiện nay Việt Nam là nước có số người nhiễm viêm gan B, bệnh không chỉ ảnh hưởng tới gan mà khiến sức khỏe ngày một yếu đi. Phòng ngừa viêm gan B chính là cách nhằm hạn chế sự phát triển của virus gây bệnh trong xã hội. Chủng ngừa viêm gan B là cách tốt và hiệu quả nhất trong phòng ngừa viêm gan B.


Vì sao cần chủng ngừa viêm gan B?

Có đến 20% trường hợp bị nhiễm siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Do đó để hạn chế số người mắc viêm gan B, chủng ngừa là biện pháp tốt nhất.

Khi viêm gan B không được phát hiện sớm quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao. Do đó các bác sĩ ở phòng khám 12 Kim Mã cho biết, chủng ngừa viêm gan B rất quan trọng với mỗi người đặc đặc biệt là trẻ nhỏ để virus gây bệnh không xâm nhập được vào bên trong cơ thể.

Đối tượng nên chủng ngừa viêm gan B

Chúng ta biết rằng viêm gan B là bệnh không bỏ qua bất cứ ai, tuy nhiên trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên là những người được ưu tiên trong tiêm phòng viêm gan B.

Với điều kiện của Việt Nam hiện nay chỉ mới phổ cập tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh vì nó mang lại rất nhiều lợi ích: phòng ngừa bệnh cho cả một thế hệ, trẻ bị nhiễm ở lứa tuổi sơ sinh rất dễ chuyển thành mãn tính và trở thành nguồn lây.

Với người lớn hoàn toàn có thể chích ngừa nếu chưa bị nhiễm siêu vi viêm gan B. Chủng ngừa viêm gan B được xem là rất an toàn, ai cũng có thể được chủng ngừa.
Trẻ em là đối tượng ưu tiên được chủng ngừa

Nên xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B

Với trẻ sơ sinh: Tiêm chủng càng sớm càng tốt mà không cần xét nghiệm. Bởi trẻ em khi mới sinh ra, sức đề kháng yếu rất dễ bị virus viêm gan B tấn công.

Với trẻ em và người lớn: Ở Việt Nam có đến 15% dân số bị nhiễm siêu vi viêm gan B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm. Do đó, trước khi chủng ngừa cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu trước khi chủng ngừa là HbsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa).

Nếu HBsAg (-) va antiHBs (+) nghĩa là đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đủ sức tạo ra kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa.

Nếu HbsAg (-) và antiHBs (-) là có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.

Nếu HbsAg (+) và antiHBs (-) là cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ quyết định điều trị hay theo dõi.

Viêm gan B để biết thêm thông tin hãy bấm Tại Đây 

0 comments:

Post a Comment